Vắc xin Priorix (Bỉ)

Vắc xin Priorix (Bỉ)

1. Thông tin vắc xin

Vắc xin Priorix có thể tiêm sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi, Priorix có thể tăng khả năng bảo vệ lên đến 98% nếu tiêm đủ 2 mũi. Priorix bảo vệ sớm cho trẻ, giảm tỷ lệ bệnh nặng và tử vong, giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus.

Nguồn gốc

Vắc xin Priorix được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học – Glaxosmithkline (GSK) – Bỉ.

Đường tiêm

  • Vắc xin Priorix được chỉ định tiêm dưới da. Có thể tiêm bắp vắc xin Priorix ở vùng cơ delta hoặc mặt trước bên đùi.
  • Tiêm vắc xin Priorix dưới da cho những đối tượng bị rối loạn chảy máu.

Chống chỉ định

  • Chống chỉ định tiêm Priorix cho những người có tiền sử quá mẫn hệ thống với neomycin hoặc với bất kỳ thành phần nào của vắc xin. Không chống chỉ định khi có tiền sử viêm da tiếp xúc với neomycin.
  • Chống chỉ định tiêm, Priorix cho các đối tượng có dấu hiệu quá mẫn sau khi tiêm liều vắc xin Sởi, Quai bị và/hoặc Rubella trước đó.
  • Chống chỉ định tiêm Priorix cho những người suy giảm miễn dịch dịch thể hoặc tế bào (nguyên phát hoặc mắc phải), như nhiễm HIV có triệu chứng.
  • Chống chỉ định tiêm Priorix cho phụ nữ mang thai. Nên tránh có thai trong 1 tháng sau khi tiêm vắc xin.

Thận trọng khi sử dụng

  • Hoãn tiêm chủng vắc xin Priorix cho những người đang sốt cao cấp tính. Tuy nhiên, không chống chỉ định khi có biểu hiện nhiễm khuẩn nhẹ.
  • Thành phần sởi và quai bị trong vắc xin được sản xuất từ nuôi cấy tế bào phôi gà, do đó có thể tồn dư một lượng rất nhỏ protein trứng gà. Những người có tiền sử phản ứng phản vệ, phản ứng dạng phản vệ hoặc phản ứng quá mẫn tức thời (như mề đay toàn thân,phù miệng và họng, khó thở, hạ huyết áp hoặc sốc) sau khi ăn trứng gà có thể tăng nguy cơ gặp phản ứng quá mẫn tức thời sau khi tiêm vắc xin, mặc dù phản ứng dạng này rất hiếm khi xảy ra. Nên thận trọng sử dụng vắc xin cho những người có tiền sử phản ứng quá mẫn sau khi ăn trứng gà và có sẵn các phương tiện điều trị đề phòng phản ứng xảy ra.
  • Tiêm chủng Priorix thận trọng cho những người có tiền sử bản thân hoặc tiền sử gia đình có bệnh dị ứng hoặc co giật.
  • Không được tiêm tĩnh mạch Priorix.
  • Đã có báo cáo một số trường hợp làm nặng hơn tình trạng giảm tiểu cầu và làm tái phát tình trạng giảm tiểu cầu ở những người từng bị chứng giảm tiểu cầu sau khi tiêm liều đầu tiên vắc xin sống có chứa virus Sởi – Quai bị – Rubella. Trong những trường hợp này, cần đánh giá cẩn thận giữa lợi ích – nguy cơ khi tiêm phòng vắc xin.
  • Dữ liệu về việc sử dụng Priorix cho các đối tượng suy giảm miễn dịch còn hạn chế, do đó việc tiêm chủng cho những đối tượng này cần được xem xét thận trọng, và chỉ sử dụng khi có đánh giá của bác sĩ cho thấy các lợi ích vượt trội so với nguy cơ (ví dụ như đối tượng nhiễm HIV không có triệu chứng).
  • Các đối tượng suy giảm miễn dịch không có chống chỉ định với tiêm chủng vắc xin Priorix, nhưng có thể sẽ không có đáp ứng tốt như những người có miễn dịch bình thường, do đó, một số trường hợp này vẫn có thể mắc Sởi, Quai bị hoặc Rubella mặc dù đã được tiêm phòng đầy đủ.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai

Không tiêm vắc xin Priorix cho phụ nữ có thai.

Tuy nhiên, không ghi nhận những báo cáo về những mối nguy hại đến bào thai khi tiêm vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella cho phụ nữ có thai.

Thậm chí, khi nguy cơ lý thuyết không được loại trừ, không có trường hợp hội chứng Rubella bẩm sinh nào được báo cáo trong hơn 3500 trường hợp phụ nữ vô tình được tiêm phòng vắc xin có chứa rubella trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Do đó, việc vô ý tiêm vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella cho những phụ nữ không biết mình đang mang thai thì không phải là lý do để chấm dứt thai kỳ.

Phụ nữ nên tránh có thai 1 tháng sau khi tiêm vắc xin. Phụ nữ dự định có thai thì nên hoãn lại việc có thai.

Phụ nữ cho con bú

Không có số liệu ở người liên quan đến việc dùng Priorix cho phụ nữ cho con bú. Có thể tiêm vắc xin khi lợi ích thu được vượt trội nguy cơ.

Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác

Nếu cần thử phản ứng lao tố thì nên tiến hành trước hoặc cùng lúc với việc tiêm chủng vì có báo cáo cho thấy vắc xin sởi sống (và có thể cả quai bị) có thể gây ức chế tạm thời phản ứng lao tố. Sự ức chế này có thể kéo dài 4-6 tuần và không nên xét nghiệm phản ứng lao tố trong khoảng thời gian này sau khi tiêm chủng để tránh kết quả âm tính giả.

Có thể tiêm đồng thời Priorix với bất kỳ vắc xin đơn giá hay vắc xin kết hợp như: vắc xin 6 giá (DTPa-HBV-IPV/Hib), vắc xin bạch hầu – uốn ván – ho gà vô bào (DTPa), vắc xin bạch hầu- uốn ván-ho gà vô bào giảm kháng nguyên (dTpa), vắc xin Haemophilus influenzae nhóm b (Hib), vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV), vắc xin viêm gan B (HBV), vắc xin viêm gan A (HAV), vắc xin não mô cầu nhóm huyết thanh B (MenB), vắc xin cộng hợp não mô cầu nhóm huyết thanh C (MenC), vắc xin não mô cầu cộng hợp nhóm huyết thanh A, C, Y, W-135 (MenACWY), vắc xin thủy đậu và vắc xin cộng hợp phế cầu (PCV).

Có thể kết hợp sử dụng vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella đồng thời với vắc xin bại liệt uống (OPV) hoặc vắc xin Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván toàn tế bào (DTwP).

Nếu tiêm Priorix cùng lúc với vắc xin dạng tiêm khác, nên tiêm các vắc xin ở các vị trí tiêm khác nhau.

Vắc xin Priorix có thể sử dụng đồng thời với các vắc xin sống giảm động lực dạng tiêm khác hoặc phải cách 1 tháng nếu không thể tiêm đồng thời.

Nên trì hoãn việc tiêm chủng ít nhất là 3 tháng cho những người sử dụng gamma globulin hoặc truyền máu/chế phẩm từ máu vì có nguy cơ thất bại chủng ngừa do kháng thể Sởi – Quai bị – Rubella có được một cách thụ động.

Có thể tiêm Priorix nhắc lại cho những người trước đó đã tiêm chủng bằng vắc xin kết hợp Sởi – Quai bị – Rubella khác.

Tác dụng không mong muốn

  • Phản ứng tại chỗ tiêm: Đau, sưng, nổi ban đỏ, chai cứng, ngứa, bầm tím, tăng nhạy cảm tại chỗ tiêm.
  • Các phản ứng toàn thân khác: Sốt, nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.

Bảo quản

Vắc xin Priorix được bảo quản trong tủ lạnh (2°C – 8°C). Không làm đông đá vắc xin, đông khô cũng như dung môi.

Có thể bảo quản dung môi trong tủ lạnh hoặc nhiệt độ phòng. Bảo quản trong bao bì gốc để tránh ánh sáng.

2. Đối tượng

Vắc xin Priorix được chỉ định tiêm chủng cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn.

3. Phác đồ. lịch tiêm

Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên (chưa tiêm vắc xin Sởi hay MMR II)

– Phác đồ 3 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
  • Mũi 2: cách mũi 1 là 3 tháng.
  • Mũi 3: cách mũi 2 là 3 năm hoặc hẹn lúc 4-6 tuổi.

Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi

– Phác đồ 2 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
  • Mũi 2: cách mũi 1 là 3 tháng.

Trẻ em từ 7 tuổi và người lớn

– Phác đồ 2 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
  • Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.

Khi có dịch: Khuyến cáo tiêm mũi 3, cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng.

4. Phản ứng sau tiêm

Vắc xin Priorix có độ an toàn cao. Tuy nhiên, người được tiêm có thể gặp một số phản ứng nhẹ, kéo dài từ 1- 2 ngày:

  • Phản ứng tại chỗ tiêm: Nổi ban đỏ, chai cứng, sưng đau, tăng nhạy cảm tại chỗ tiêm.
  • Các phản ứng toàn thân khác: Sốt, đau đầu, buồn ngủ, giảm cảm giác thèm ăn, nôn mửa, tiêu chảy.

Vắc xin PRIORIX  hiện đang có sẵn tại Trung tâm tiêm chủng Vũ Hoàng , sẵn sàng phục vụ khách hàng đến tiêm chủng. Đặt mua vắc xin theo yêu cầu tại đây hoặc gọi đến Hotline:  098.234.8427  , hoặc inbox cho Fanpage:  Trung tâm tiêm chủng dịch Vũ Hoàng – Thanh Trì

30/04/2024
Bài viết liên quan
Các ca bệnh ho gà tăng mạnh ở nhiều nơi, cần làm gì để phòng bệnh cho trẻ nhỏ?
Trẻ càng nhỏ càng dễ mắc ho gà và diễn tiến nặng. Trong bối cảnh số ca ho gà tăng trên cả nước, tiêm ngừa đủ liều – đúng lịch là cách phòng bệnh hiệu quả cho trẻ. Theo thống kê từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm đến nay, […]
Viêm phổi, viêm màng não – bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi
Viêm phổi và viêm màng não thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, có tỷ lệ tử vong và để lại di chứng cao, do đó cần chủ động phòng ngừa. Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt nhóm dưới 2 tuổi có nguy cơ cao mắc viêm phổi, viêm màng não. Lý do là các […]
Vắc xin 6 trong 1 – Cơ hội phòng bệnh sớm cho trẻ từ 2 tháng tuổi
Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ tối ưu, ba mẹ cần cho bé tiêm ngay khi […]
up