Tiêm chủng vắc-xin cho trẻ dưới 12 tháng tuổi

1. Tại sao bé dưới 1 tuổi cần phải tiêm chủng đầy đủ?

Tiêm chủng vắc-xin cho các bé từ khi sinh ra đến khi trẻ dưới 1 tuổi là thời điểm vàng do trong giai đoạn này sức đề kháng của trẻ còn kém nên trẻ rất dễ mắc hàng loạt bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong và mắc di chứng cao

Trẻ từ 0-12 tháng tuổi là giai đoạn đặc biệt phụ huynh cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng sớm, đầy đủ và đúng lịch vì:

  • Miễn dịch từ mẹ tồn tại trong thời gian rất ngắn: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có thể nhận được kháng thể truyền từ mẹ lúc mang thai và khi cho con bú. Tuy nhiên, lượng kháng thể này chỉ tồn tại trong cơ thể bé một thời gian rất ngắn, không đủ để bảo vệ trẻ lâu dài khi mà theo thời gian trẻ càng tiếp xúc với nhiều “mầm bệnh” từ môi trường và những người xung quanh.
  • Sức đề kháng kém: Trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi là giai đoạn miễn dịch có được từ mẹ gần như mất hoàn toàn trong khi hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh để tự sản xuất kháng thể. Nếu không được tiêm chủng đầy đủ để củng cố miễn dịch, trẻ rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm.
  • Cơ hội phòng bệnh tối ưu duy nhất trong đời: Hãy tiêm chủng càng sớm càng tốt khi trẻ đến tuổi tiêm chủng để giúp trẻ có miễn dịch phòng bệnh sớm nhất. Hãy tiêm đầy đủ, đúng lịch để trẻ có miễn dịch tối ưu. Đặc biệt, một số vắc xin có giới hạn nhất định về độ tuổi như Rotavirus, nếu bỏ lỡ mốc thời gian này trẻ sẽ không thể phòng ngừa bệnh khỏi virus Rota, là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ < 1 tuổi.
  • Gánh nặng bệnh tật lớn: Cơ thể trẻ còn nhỏ bé nên nếu bị tác nhân gây bệnh tấn công lần đầu tiên, dù được điều trị kịp thời vẫn có thể để lại di chứng vĩnh viễn, thậm chí tử vong. Trẻ càng nhỏ mắc bệnh càng nặng, biến chứng càng cao, trẻ có thể gánh chịu di chứng suốt đời, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, thể chất, thậm chí tử vong.
  • Tránh điều trị tốn kém: Chi phí dành cho tiêm ngừa thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí điều trị và chăm sóc y tế nếu chẳng may trẻ mắc bệnh. Tiêm ngừa là khoản đầu tư tài chính khôn ngoan. Mỗi 1 USD đầu tư vào tiêm ngừa giúp tiết kiệm 16 USD (khoảng 400.000 VNĐ) cho chi phí khám và điều trị bệnh.

Trẻ nào không được tiêm vắc-xin: theo quyết định 2301/QĐ-BYT của Bộ y tế về việc ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em quy định:

  • Các trường hợp chống chỉ định:

a) Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin lần trước (có cùng thành phần): sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.

b) Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan….)

c) Trẻ suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc-xin sống.

d) Không tiêm vắc-xin BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.

đ) Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc-xin.

  • Các trường hợp tạm hoãn:

a) Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.

b) Trẻ sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 °C (đo nhiệt độ tại nách).

c) Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.

d) Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày.

đ) Trẻ có cân nặng dưới 2000g.

e) Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc-xin.

2. Lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi:

2.1 Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Ở giai đoạn sơ sinh, ngay sau khi sinh ra, trẻ cần được tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh và lao sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, cụ thể:

2.2 Vắc xin cho trẻ từ 6 tuần tuổi

Trong giai đoạn 24 tháng đầu đời, trẻ cần hoàn thành rất nhiều mũi vắc xin quan trọng với các mốc thời điểm “vàng” mang lại khả năng đáp ứng miễn dịch cao nhất, là bước đầu “huấn luyện”, củng cố khả năng chiến đấu và phòng vệ của hệ miễn dịch, giúp trẻ được bảo vệ toàn diện khỏi các tác nhân gây hại nguy hiểm. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn trẻ lần đầu tiếp nhận những mũi vắc xin đầu tiên sau giai đoạn sơ sinh, được coi là thời điểm trẻ bắt đầu hành trình tiêm chủng vắc xin trọn đời của mình. Với phương châm “vạn sự khởi đầu nan”, các bậc phụ huynh cần ghi nhớ lịch tiêm phòng đầy đủ cho trẻ từ 6 tuần tuổi theo lịch tiêm chi tiết dưới đây:

2.3 Vắc xin cho trẻ từ 3 tháng tuổi

 

2.4 Trẻ 4 tháng tuổi tiêm vắc xin gì?

2.5 Tiêm chủng cho trẻ 6 tháng tuổi

  • Vacxin phòng bệnh Cúm (mũi 2 tiêm sau mũi 1 một tháng, sau đó tiêm nhắc lại hàng năm)

Từ 6 đến 36 tháng tuổi, cơ thể trẻ chưa sản sinh ra đủ kháng thể để bảo vệ cơ thể trước nguy cơ nhiễm bệnh và lúc này các kháng thể từ cơ thể mẹ truyền sang con cũng không còn nữa. Vì vậy viêm vacxin lúc này ngày càng quan trọng, giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh trong những lần xâm nhập sau.

 

2.6 Tiêm phòng cho bé 7 – 8 tháng tuổi

2.7 Tiêm phòng cho bé 9 tháng tuổi

2.8 Tiêm phòng cho bé từ 10 – 11 tháng tuổi

2.9 Tiêm ngừa cho bé 12 tháng tuổi

3. Những điều cần lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm đầy đủ và đúng lịch Lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm.  Những điều cần lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi như sau:

3.1. Cần chuẩn bị gì trước khi tiêm?

Trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng, phụ huynh cần làm chuẩn bị những việc sau:

  • Mang theo sổ tiêm chủng cá nhân của người cần được tiêm, thông báo đầy đủ cho bác sĩ về tiền sử bệnh tật, dị ứng, tiêm chủng, tình trạng sức khỏe hiện tại…
  • Thực hiện đúng các chỉ dẫn của cán bộ tiêm chủng, đọc và hiểu rõ áp phích “Quy định tiêm chủng” dán tại các điểm tiêm đối chiếu với việc thực hành tiêm chủng của cán bộ y tế, kiểm tra vắc xin trước khi tiêm (chủng loại, hạn sử dụng, cách thức sử dụng…).
  • Ở lại trung tâm tiêm chủng 30 phút để theo dõi phản ứng phụ sau tiêm.
  • Tiếp tục theo dõi sức khỏe người được tiêm trong vòng 24-48h sau tiêm theo hướng dẫn

3.2. Các nguyên tắc trong khi tiêm

Bên cạnh ghi nhớ và tuân thủ lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi, để quá trình tiêm chủng diễn ra thuận lợi, an toàn, hiệu quả và nhanh chóng, phụ huynh nên tham khảo những nguyên tắc cần thiết trong khi tiêm dưới đây:

  • Giữ trẻ đúng tư thế theo sự hướng dẫn của điều dưỡng/cán bộ y tế và luôn thông báo về tình trạng bệnh của bé (nếu có).
  • Cần đảm bảo khoảng cách giữa các mũi tiêm theo chỉ định của bác sĩ.

3.3. Theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm và khi về nhà

Trẻ được tiêm, uống vắc xin cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng và khi về nhà. Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường như nôn trớ, thở nhanh/ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ, sốt… cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất.

Bên cạnh đó, trẻ em cần tiếp tục được theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà ít nhất 48 giờ (2 ngày) tiếp theo sau khi tiêm, đặc biệt theo dõi vào ban đêm. Người theo dõi phản ứng sau tiêm cho trẻ em phải là người lớn có đầy đủ kiến thức để có thể phát hiện sớm và xử trí kịp thời khi có tình huống khẩn cấp. Các tiêu chí cần theo dõi bao gồm:

  • Nhiệt độ cơ thể đo bằng nhiệt kế: Hãy đảm bảo rằng nhiệt kế hoạt động tốt. Nếu nghi ngờ kết quả không chính xác hãy thử bằng công cụ đo nhiệt độ khác hoặc đối chiếu với nhiệt độ đo được của những người xung quanh.
  • Nhịp thở: Đối với trẻ em, xác định thở nhanh qua tần số thở tính theo lứa tuổi:
    • Dưới 2 tháng: >60 lần/phút
    • Từ 2-12 tháng: >50 lần/phút
    • Từ 1-5 tuổi: >40 lần/phút
  • Các hoạt động: ăn, chơi, ngủ, tiểu tiện, đại tiện…
  • Da toàn thân và da tại vùng tiêm: tím tái, sưng, mẩn đỏ, phát ban, mẩn ngứa…

Nếu có bất kỳ lo lắng nào, cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám và xử trí. Nhiều triệu chứng có thể do bệnh lý trùng hợp với thời điểm tiêm chủng nên cha mẹ không nên chủ quan.

Trung tâm tiêm chủng Vũ Hoàng có đầy đủ các loại Vắc xin dành cho bé dưới 12 tháng tuổi. Vắc xin được bảo quản theo tiêu chuẩn GSP, duy trì nhiệt độ bảo quản tối ưu 2-8°C.

Tiêm chủng Vũ Hoàng – trung tâm tiêm chủng tin cậy cho các thiên thần nhỏ ở khu vực Thanh Trì

 

17/03/2024
Bài viết liên quan
Tiêm chủng Vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị mang thai
Có nên tiêm chủng trước khi mang thai?  Tiêm chủng đối với tất cả các chị em phụ nữ nên thực hiện đầy đủ khi có kế hoạch mang thai để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh. Khi mang thai, hệ thống miễn dịch sẽ tự nhiên suy giảm, cơ thể dễ bị tấn công […]
Tiêm chủng Vắc xin cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến 2 tuổi
Tiêm chủng Vắc xin cho bé: Tiêm ngừa cho bé từ 15 đến 18 tháng tuổi: Tiêm chủng cho trẻ từ 24 tháng tuổi: Trung tâm tiêm chủng Vũ Hoàng có đầy đủ các loại Vắc xin thiết yếu dành cho trẻ. Các Vắc xin được bảo quản. Các loại vắc xin có nguồn gốc rõ […]
Tiêm chủng vắc-xin cho trẻ em trên 2 tuổi
Tiêm chủng vắc-xin cho các em bé trên 2 tuổi Trẻ từ 4 tuổi, hiệu lực bảo vệ từ miễn dịch của các vắc xin cung cấp cho trẻ ở những năm đầu đời đã bắt đầu suy giảm hoặc thậm chí mất dần khả năng ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, vô tình đẩy […]
up